Đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương là đoạn cao tốc thuộc dự án cao tốc từ Dầu Giây(Đồng Nai) lên Đà Lạt(Lâm Đồng) nối trực tiếp với đoạn cao tốc Liên Khương – Prenn dài 19,2km đã hoàn thành năm 2008 .
Quy mô cao tốc Dầu Giây- Bảo Lộc – Đà Lạt
Dự án đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương có chiều dài 200,3km được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 80–120 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư (xây dựng và giải phóng mặt bằng) là 65.000 tỷ đồng được huy động dưới hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Tên dự án | Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Ký hiệu tuyến: CT14) |
Chiều dài | khoảng 200,3km |
Điểm đầu | nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai |
Điểm cuối | nút giao sân bay Liên Khương (nối với đoạn Liên Khương – Prenn) |
Tổng vốn đầu tư | 65.000 tỷ đồng |
Tiến độ cao tốc Dầu Giây- Bảo Lộc – Đà Lạt
Giai đoạn 1: Dầu Giây – Tân Phú
Đoạn Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài 60km với tổng diện tích sử dụng đất 460ha, đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư là khoảng 5.773 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) được kêu gọi theo hình thức BOT. Quy mô mặt cắt ngang rộng 25m gồm bốn làn xe, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc
Giai đoạn 2 có chiều dài 66 km tiếp nối từ Tân Phú – Bảo Lộc đi qua 2 tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng. Giai đoạn này có tổng kinh phí xây dựng lên đến 17.000 tỉ đồng theo hình thức vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo chỉ đạo từ Bộ Giao thông Vận tải
Giai đoạn 3: Bảo Lộc – Liên Khương
Đoạn cuối cùng của chuỗi cao tốc có tổng chiều dài 73km, được bắt đầu từ TP.Bảo Lộc đến Liên Khương. Tổng vốn đầu tư cho đoạn cao tốc này hơn 13.000 tỉ đồng, trong đó 3.000 tỉ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước
Khi nào hoàn thiện cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Đà Lạt
Tiến độ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú: Đối với đoạn cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, theo dự kiến đoạn cao tốc này sẽ được triển khai trong năm 2019. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều vướn mắc chưa được tháo gỡ, khó khăn về điều kiện vốn. Nên đoạn này hiện trạng chưa thể triển khai. Đối với các dự án thành phần còn lại (đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương), do tổng mức đầu tư lớn (khoảng 32.000 tỉ đồng), Bộ GTVT đang tiếp tục xây dựng phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA hoặc từ ngân sách nhà nước. Bộ GTVT cũng cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được đề xuất danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030; riêng đối với đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.