Lịch Sử Thành Phố Bảo Lộc

Lịch Sử Thành Phố Bảo Lộc

  • Post author:
  • Post category:Tin tức
  • Post comments:0 Comments

Bảo Lộc là một thành phố nhỏ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng. Thành phố có thế mạnh về ngành công nghiệp sản xuất trà do nằm ở độ cao thích hợp trồng trà. Ngoài ra Bảo Lộc cũng được mệnh danh là mảnh đất trù phú và là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam. Bảo Lộc hiện là đô thị loại III.

Ý Nghĩa Tên Gọi Và Lịch Sử Của B’Lao

Lịch sử Bảo Lộc 1899 – 1958

Cư dân ở vùng đất B’lao Bảo Lộc ban đầu chủ yếu là người dân tộc bản địa Mạ, Kơ Ho, trong đó người Mạ chiếm đa số. Địa vực của người Mạ từ xa xưa đã ở trong vùng Cát Tiên – Dateh trở xuống phía Đồng Nai. Khi có vương quốc Phù Nam, người Mạ mới thiên cư lên vùng Cao nguyên Di Linh địa phận Bảo Lộc, Bảo Lâm ngày nay. Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và ý thức chung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia thành các nhóm địa phương như Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Trung. Mạ Ngăn được quan niệm là người Mạ chính tông. Họ có địa bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Đa Dâng, nằm về phía Bắc B’lao, trên địa vực các xã Lộc Bắc, Lộc Lâm, thị trấn Dateh thuộc các địa phương Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đa tẻh. Mạ Tô cư trú ở vùng thượng lưu sông La Ngà, nằm trên cao nguyên Bảo Lộc, gần gũi với người Kơ Ho hơn cả. Mạ Krung là nhóm người Mạ ở vùng bình sơn nguyên. Họ có địa bàn cư trú từ Tây nam Bảo Lộc đến vùng Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Mạ Xốp là nhóm người Mạ sống ở vùng đất phiến (Xốp có nghĩa là đất phiến) thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần của huyện Da Tẻh. Trong xã hội truyền thống. Canh tác rẫy là phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc Mạ.

Trước đây, vùng đất Bảo Lộc bao gồm cả các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và một phần tỉnh Đồng Nai bây giờ, là địa bàn cư trú của người Mạ. Năm 1899, Thực dân Pháp đã đặt chân đến vùng này đồng thời vạch ra một con đường nối liền với Bình Thuận. Ngày 1 tháng 1 năm 1899, Pháp thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring. Năm 1905, cả vùng Đồng Nai Thượng được sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.

Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, bao gồm 3 quận B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran – Fyan (Đơn Dương), với diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và một phần của cao nguyên Lâm Viên.

Cư dân người kinh ở B’lao vào thời kỳ ban đầu hầu như không đáng kể. Mãi đến năm 1930, B’lao mới chỉ có khoảng 8 gia đình người kinh. Năm 1936 có 20 gia đình. Môi trường dần được cải thiện nên công nhân từ các nơi đến lập nghiệp ngày càng đông,nhất là người bắc sau khi đã mãn hợp đồng ở Cămpuchia không về xứ mà tìm lên B’lao…

Năm 1930 Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập tại Công Hinh (B’lao) một Trung tâm thực nghiệm Nông học rộng khoảng 1.000 Ha (sau trở thành Trường Quốc gia Nông Lâm Mục vào năm 1955) Quốc lộ 20 chính thức được khai trương vào tháng 7 năm 1932…

Năm 1938 đường bộ từ Sài gòn lên Đà Lạt qua đèo B’lao được hoàn chỉnh, từ đó đã tạo nên sức thu hút khá lớn dân cư vùng lân cận và kể cả việc tuyển mộ công nhân. Những năm sau đó hệ thống các đồn điền chè đã mọc lên khá tập trung tại khu vực Bảo Lộc…

Bao Loc 1967 – Photo by Ken Thompson

Năm 1940 tiếp nhận thêm 20 gia đình. năm 1942, tiếp nhận thêm 80 gia đình. Những hộ này được bố trí tập trung tại khu vực trung tâm thực nghiệm nông học và các đồn điền trà. Nhìn chung, trong thời kỳ 1945 – 1954, xây dựng cơ bản trên đất Lâm Đồng không đáng kể do cuộc chiến ngày càng bất lợi cho người Pháp…ở các vùng Djiring. B’lao, việc xây dựng hạ tầng phát triển đơn điệu, ít được đầu tư…đường giao thông chỉ là những con đường đất từ trung tâm thực nghiệm đến các đồn điền trà lân cận…

Đến tháng 9/1954 một sổ lớn đồng bào di cư được đưa đến định cư nâng tổng số dân lên đến 15.000 người. Sau đợt di cư, B’lao có khoảng 50 cơ sở trồng trà và đồng bào đến định cư đã lập thêm 6 làng : Tân Phát, Tân Thanh, Thánh Tâm. Tân Hà, Tân Bùi. Lam Sơn, sau này thành 5 xã.

Cho đến năm 1957 dân số B’lao đã tăng nhanh, lên đến 37.832 nhân khẩu, trong đó người dân tộc là 16.517 người

Lịch sử Bảo Lộc  1958 – 1979

Năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên và đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Lâm Đồng lúc này còn hai quận là B’Lao và Djiring, tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30 tháng 11 năm 1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Quận Bảo Lộc gồm 12 xã: Thiện Lạc, Quần Lạc, Châu Lạc, An Lạc, Tân Lạc, Tân Thành, Tân Phát, B’Sar, Madagouil, Tân Đồn, Tân Lú, Tân Rai.

Cơ sở hạ tầng ở Bảo Lộc chỉ được phát triển ở mức độ từ sau năm 1958, sau khi dời tỉnh lỵ từ Di linh về Bảo Lộc, trong đó có thể thấy một số công trình sau : Tòa hành chính tỉnh xây dựng và hoàn thành năm 1959; chợ cũ nằm gần Quốc lộ 20 bị cháy năm 1959 được xây dựng lại tại khu vực mới hiện nay hoàn thành vào năm 1 961 nhà máy đèn Bảo lộc xây dựng năm 1957, nhà máy nước xây dựng năm 1962; 1960 bưu cục chính thức Bảo lộc được xây dựng. Từ năm 1963, bộ mặt Bảo Lộc đã khang trang hơn sau gần 4 năm xây dựng. Hệ thống đường nội thị bắt đầu được trải nhựa. Trong năm 1965, ở đây đã tiến hành sửa chữa và mở thêm một số tuyến đường từ trung tâm thị xã tới các xã như đường Thiện Lập, Tân Phát, Tân Rai, đường liên ấp Lam Sơn – Thiện Lập, đường Konhinđa, đườngThanh Hương, Thanh Xuân…Sân bay Bischenée được sửa chữa tu bổ năm 1964, sân bay Lộc Phát xây dựng năm 1966 phục vụ mục đích quân sự…

Trường Nông Lâm Mục 1965: nguồn :http://artcorner.vn/bao-loc/truong-quoc-gia-nong-lam-muc-bao-loc-1965-6/

 

Trước năm 1975, nhìn chung kinh tế của Bảo Lộc phát triển chủ yếu là ngành sản xuất chế biến chè khai thác gỗ và lâm sản.Với ưu thế có một lịch sử khá lâu đời của cây chè, Bảo lộc có mấy chục nông trướng, đồn điền chè lớn nhỏ, vài chục cơ sở chế biến chè trên địa bàn hàng năm cung cấp một sản lượng chè đáng kể cho thị trường trong và ngoài nước. Các ngành nghề sản xuất khác như chăn nuôi gia súc.gia cám, trồng dâu nuôi tằm, trồng và chế biến cà phê, hoạt động tiểu thủ công nghiệp khác chưa phát triển mạnh mẽ do nguyên nhân chiến tranh song cũng cho thấy những tiềm năng triển vọng của nó vào thời gian sau này.

Những năm 1958 – 1960, ở Bảo lộc đã hình thành 01 rạp hát tư thiết kế bằng gỗ mang tên người chủ Lâm Đô nằm ở địa bàn phường B’lao ngày nay, bên cạnh quốc lộ 20, chủ yếu đón các gánh hát cải lương ở Sai gòn về biểu diễn phục vu.. 01 sân tennis ở gần rạp hát chủ yếu cho công chức giải trí.

Hồ Bảo Lộc năm 1967 – ảnh : http://artcorner.vn/bao-loc/ho-dong-nai-bao-loc-1967/

 

Ngày 3/2/1962 Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thành lập phân ban tỉnh ủy T.14 để chỉ đạo phong trào từ Mađaguoil đến giáp phía nam thị trấn Di linh. Phân ban T.14 thành lập 4 đội công tác đặc biệt : 1 đội hoạt động tại thị xã B’lao, 1 đội hoạt động ở vùng Tân Rai – Minh Rồng, 1 đội hoạt động ở vùng Tứ Quý – An Lạc (Lộc An) Tráng Bia, 1 đội (H.30) hoạt động vùng Đại Lào đến Ma-đa-gui. Nhiệm vụ của các đội công tác là tuyên truyền xây dựng cơ sở bên trong vùng địch tạm chiếm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền. phối hợp với du kích mật tại chỗ đánh địch. phá giao thông trên đường chiến lược 20. Do yêu cầu chỉ đạo đối với các địa bàn, Tỉnh ủy tiến hành sắp xếp lại tổ chức và phân chia lại vùng căn cứ. Ngày 2/ 9/1963, Tỉnh ủy giải thể phân ban T.14, thành lập Thị ủy B’lao, lấy phiên hiệu T.29. thành lập ban cán sự K4 phụ trách địa bàn từ đèo B’lao xuống đến Phương Lâm, phía sau có Bà Gia. Tố La. Tà Ngào. Vùng căn cứ phía bắc đường 20 thành lập K.1;..

chợ Bảo Lộc 1969
Bản Đồ Bảo Lộc 1968

Nguồn ảnh : https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/31776936080/in/photostream/

Xem chi tiết bản đồ Bảo Lộc 1968 : http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/bao_loc-6532-2.pdf

Ngày 22/12/1968 tỉnh thành lập đơn vị nữ pháo binh 8/3 gồm 42 cán bộ, chiến sĩ. đ/c Phan Thị Thanh Hùng làm trung đội trưởng, đ/c Lê Thị Pha làm chính trị viên. Ngày 15/1/1971 tỉnh ủy quyết định thành lập lại K.2 trên cơ sở cắt một phần địa hình của T.29 và K.1 giao lại K.2 chỉ đạo. Mùa xuân năm 1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở các địa phương đã giành được những thắng lợi vang dội, quân và dân Lâm đồng cũng đã vùng lên nổ súng tấn công trên các hướng. Ngày 27/3/1975 Quân giải phóng đánh chiếm chi khu Đa Huoai, đánh đồn Mađagouil và sau đó tiến về Bảo Lộc.

Đúng 10 giờ sáng ngày 28/3/1975 quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Bảo Lộc, làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Lâm Đồng. Một đơn vị của Sư đoàn 7 Bộ đội chủ lực đã kéo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lên đỉnh cột cờ tòa hành chính nguỵ – Bảo lộc đã hoàn toàn giải phóng.

Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975. Bảo Lộc lần lượt tách thành huyện Bảo Lộc và huyện Đa Huoai vào ngày 14/3/1979 theo Quyết định số 116/QĐ của Hội đồng Chính phủ. Lúc này huyện Bảo Lộc có 14 xã và 01 thị trấn B’Lao.

14 tháng 3 năm 1979 cái tên “Bảo Lộc” ra đời

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, huyện tách thành hai huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai, huyện còn lại thị trấn B’Lao và 14 xã: Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Châu, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Nga, Lộc Ngãi, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tân, Lộc Thắng, Lộc Thanh, Lộc Thành, Lộc Tiến.

Thị xã Bảo lộc ngày nay là một trong sổ 11 huyện, thành, thị xã thuộc tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế. chính trị, văn hóa, công nghiệp xếp vào vị trí thứ hai của tỉnh Lâm Đồng sau thành phố Đà Lạt. Thị xã Bảo Lộc nằm ởû phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Di linh – Bảo Lộc, ở độ cao 800 mét so với mặt biển, gắn với trục quốc lộ 20 nối liền thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc; phía Bắc. phía Đông và phía Nam giáp huyện Bảo Lâm; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đa Huoai. Với diện tích tự nhiên 232.4 km2, Thị xã Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính gồm 6 phường (Phường 1, phường 2, phường B’Lao, Lộc Phát. Lộc Tiến, phường Lộc Sơn) và 5 xã : Lộc Nga, Lộc Châu, Lộc Thanh. Đại Lào, xã ĐamBri.

Lịch sử Bảo Lộc 1979 đến nay

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, chia xã Lộc Ngãi thành 2 xã: Lộc Ngãi và Lộc Đức. Từ đó, huyện Bảo Lộc có 1 thị trấn B’Lao và 15 xã: Lộc Tân, Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát, Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Thắng, Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam.

Năm thành lập thị xã Bảo Lộc: 1994

Trong một chuyến thăm và làm việc của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt với tỉnh Lâm Đồng vào năm 1993, đánh giá tiềm năng của địa phương, cố Thủ tướng đã kết luận, chỉ đạo nhiều vấn đề, trong đó có việc “Xây dựng Bảo Lộc trở thành thành phố ngang tầm với các nước xung quanh ta”… Với định hướng của Chính phủ, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; UBND huyện Bảo Lộc cùng với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (Sở Nội vụ hiện nay), các Sở kế hoạch, Xây dựng đã xúc tiến lập Đề án chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là TX Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, trình UBND, HĐND tỉnh thông qua và trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Cuối tháng 11/1993, Hội nghị Hội đồng Khoa học Kiến trúc và Quy hoạch đô thị Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội để đánh giá, xếp loại đô thị. Đại diện tỉnh Lâm Đồng có các đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Tấn, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lộc Phan Huy Thanh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Tôn Tích Phu, Chánh Văn phòng UBND huyện Nguyễn Vân Hậu, Trưởng phòng Chính quyền tỉnh Phạm Màn và kiến trúc sư Trần Đức Lộc tham dự. Bảo Lộc chính thức được quyết định công nhận là đô thị loại IV nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam. Sau hội nghị, theo đề nghị của tỉnh, Ban Tổ chức Chính phủ đã lập Tờ trình, trình Chính phủ xem xét chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính cấp huyện.
Ngày 11/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP về việc chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Thị xã Bảo Lộc gồm 6 phường, 5 xã, có diện tích tự nhiên 24.740 hécta; dân số 118.346 người.

Thành lập thị xã Bảo Lộc trên cơ sở tách thị trấn B’Lao; 6 xã: Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Thanh, Lộc Tiến và thôn ĐamB’ri, xã Lộc Tân thuộc huyện Bảo Lộc.
Thành lập 3 phường: 1, 2 và B’Lao trên cơ sở giải thể thị trấn B’Lao.
Chuyển 3 xã: Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến thành 3 phường có tên tương ứng.
Thành lập xã Đam Bri trên cơ sở thôn Đam Bri của xã Lộc Tân.
Sau khi thành lập, thị xã Bảo Lộc có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 4 xã: Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh.

Ngày 18 tháng 6 năm 1999, chia xã Lộc Châu thành 2 xã: Lộc Châu và Đại Lào.

Ngày 11 tháng 3 năm 2009, thị xã Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III.

Năm Bảo Lộc trở thành Thành Phố : 2010

Ngày 8 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP nâng cấp thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.

Các tư liệu tham khảo: Địa chí Lâm Đồng (NXB Văn hóa dân tộc) Lịch sử truyền thống Đảng bộ Bảo Lộc

Trả lời